Cả 4 mẫu iPhone 12 được mở bán đồng loạt hôm 27/11. Như ICTnews đã thông tin, một số mẫu iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max khan hàng khiến kể cả những người đã đặt cọc tiền, hoặc trả hết toàn bộ tiền mua, vẫn không được giao máy. Việc này khiến nhiều người bức xúc. Cho đến thời điểm này, hầu hết iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max vẫn trong tình trạng không có hàng.
Nhu cầu quá cao đã dẫn đến việc khan hàng nói trên. Thống kê của một hệ thống bán lẻ lớn cho thấy, lượng đơn hàng dành cho iPhone 12 Pro Max lên đến 68%, iPhone 12 Pro chiếm 19%. Nghĩa là cứ 10 người mua iPhone 12 thì có gần 9 người chọn mua hai mẫu máy đắt nhất của Apple, khiến các nhà bán lẻ không đủ hàng giao.
Theo quan sát, các phiên bản bộ nhớ trong 128GB và 256GB của hai mẫu máy nói trên đều đã hết hàng ở nhiều hệ thống. Chỉ có phiên bản 512GB còn hàng ở một số nơi.
Sở dĩ iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max phiên bản 512GB còn hàng vì giá bán của chúng chênh lệch lớn với các phiên bản còn lại, cao hơn khoảng 6 triệu đồng so với bản 256GB. Thêm vào đó, nhiều người vẫn nghĩ không cần tới mức dung lượng nửa TB trong khi 128GB hay 256GB đã đáp ứng nhu cầu của họ.
Các nhà bán lẻ hẹn giao cho khách vào ngày 15/12, ngày 27/12 hoặc thậm chí qua đầu năm 2021 mới giao hàng.
Trái với tình trạng khan hàng của iPhone 12 Pro và iPhone 12 Pro Max, hai mẫu còn lại là iPhone 12 và iPhone 12 Mini đang giảm giá để kích cầu.
Hai chuỗi lớn Thế Giới Di Động và FPT Shop đều giảm giá từ 1-1,5 triệu đồng mỗi mẫu, trong khi một số chuỗi nhỏ giảm nhiều hơn một chút. Sau giảm giá, iPhone 12 Mini 64GB còn 20,99 triệu đồng so với mức niêm yết 21,99 triệu. Một số chuỗi khác đưa giá iPhone 12 Mini về dưới 20 triệu đồng.
Giá iPhone 12 Mini sau khi giảm còn: 20,99 triệu (64GB), 22,99 triệu (128GB), 24,99 triệu đồng (256GB).
Tương tự, iPhone 12sau khi giảm còn: 23,49 triệu (64GB), 25,99 triệu (128GB), 27,99 triệu đồng (256GB).
Đáng chú ý, dù khan hàng nhưng ở một số chuỗi nhỏ, iPhone 12 Pro Max 512GB hay iPhone 12 Pro 512GB vẫn có hàng giao, với giá bán giảm khá nhiều so với niêm yết.
Chẳng hạn, iPhone 12 Pro 512GB định giá 40,99 triệu nhưng có nơi chỉ bán 36,59 triệu đồng, tức giảm hơn 4 triệu đồng. iPhone 12 Pro Max 512GB giá 43,99 triệu nhưng chuỗi nhỏ giảm giá 2 triệu đồng. Tất nhiên do tình trạng khan hàng nên người dùng có thể bị hạn chế chọn màu sắc, hàng cũng còn hay hết tuỳ thời điểm.
Theo thống kê của chuỗi bán lẻ lớn đã đề cập, iPhone 12 Mini chỉ nhận được 4% đơn hàng trên tổng số, iPhone 12 chiếm gần 10%.
Việc gần 7/10 người Việt chọn mua iPhone 12 Pro Max không bất ngờ. Trước đây, xu hướng thị trường trong nước thường nghiêng hẳn về mẫu máy iPhone cao cấp nhất, tuy nhiên người dùng có xu hướng chọn phiên bản bộ nhớ thấp để tiết kiệm.
Trong khi đó, iPhone 12 Mini ít được chọn hơn do màn hình nhỏ, pin dung lượng thấp hơn, tính năng ít hơn. Các mẫu iPhone 5C, iPhone SE, iPhone XR thua về doanh số so với các mẫu iPhone khác chính là bằng chứng cụ thể.
Hải Đăng
Với những yêu cầu đã đặt ra từ cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tại Sao Paulo, rắc rối của Apple có vẻ không dễ giải quyết.
" alt=""/>Nghịch lý iPhone 12: Mẫu không đủ hàng bán, mẫu phải giảm giá kích cầuVào tháng 2 năm nay, Apple đã cập nhật một thông báo trên App Store: “Theo luật pháp Trung Quốc, trò chơi cần phải có số giấy phép do Tổng cục Báo chí và Xuất bản cấp. Vì vậy, vui lòng cung cấp thông tin trước ngày 30/6/2020. Số giấy phép phê duyệt nội dung cho bất kỳ trò chơi trả phí nào được phát hành tại đại lục hoặc các trò chơi có thể cung cấp mua hàng trong ứng dụng”. Sau đó, Apple đã đưa ra lời nhắc gửi số phiên bản lần 2 vào đầu tháng 7.
Quy định về giấy phép của Apple cho các ứng dụng trò chơi xuất phát từ yêu cầu của cơ quan quản lý của Trung Quốc. Ngay từ năm 2016, Trung Quốc đã đưa ra các quy định cứng nhắc về số phiên bản của trò chơi. Vào thời điểm đó, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý game online của nước này đã ban hành thông báo về việc quản lý dịch vụ phát hành trò chơi di động. Trong đó nêu rõ, kể từ ngày 1/7/2016, các game di động chưa được phép của Cục quản lý nhà nước không được phép phát hành trên mạng.
Sau đó, các cửa hàng ứng dụng Android lớn đã theo dõi, yêu cầu các nhà phát triển phải bao gồm giấy phép phê duyệt nội dung khi gửi thông tin trò chơi. Tuy nhiên, Apple Store đã không tuân thủ quy định trên, điều này đã mang lại cơ hội cho nhiều nhà sản xuất game vừa và nhỏ có sản phẩm chưa được phê duyệt nội dung kịch bản.
Apple đã không nghiêm khắc trong việc thực hiện chính sách này. Ngay cả khi yêu cầu nhà phát triển tải lên thông tin số giấy phép đã được đưa ra, vẫn có một số lượng lớn trò chơi không phép trên nền tảng. Theo số liệu thống kê, từ ngày 1/8 đến 30/9 năm nay, có 11.145 ứng dụng trò chơi mới trên App Store Trung Quốc, và chỉ có 157 trò chơi có phép, chiếm 1,41% trong khi các game chưa được phê duyệt cấp phép là 10.988, chiếm tới 98,59%.
Ngoài ra, với chính sách quản lý khắt khe như hiện nay, việc phân phối số lượng phiên bản game cũng bị siết chặt đáng kể so với hai năm trước. Kể từ năm 2010, số phiên bản trò chơi (mã cấp phép cho các tựa game đã được phê duyệt nội dung, kịch bản) do các cơ quan quản lý Trung Quốc phát hành đã vượt quá 43.000 bản, nhưng năm 2019, con số này chỉ có 1.570 bản.
Tính đến ngày 30/11 năm nay, trang web chính thức của Cục Quản lý Báo chí và Xuất bản Trung Quốc đã công khai thông tin về 1.322 game được cấp phép, bao gồm 1.225 game xuất xứ trong nước và 97 game đến từ các nhà phát triển nước ngoài. Đáng chú ý, Trung Quốc cũng đang thắt chặt việc kiểm soát game online và sẽ tiến hành thu hồi giấy phép đối với các tựa game có hành vi vi phạm.
Vào ngày 30/11, nhà chức trách Trung Quốc đã thông báo thu hồi quyền phê duyệt trò chơi năm 2020 của 19 tựa game như Red Moon Warriors, Thunder Rage và Blood War Soul. Trong số này, hầu hết các trò chơi bị thu hồi giấy phép là game di động, chỉ có 1 tựa game trình duyệt.
Phong Vũ
Nhiều ngành nghề được thúc đẩy phát triển trong kỷ nguyên chuyển đổi số giữa mùa Covid-19, nhưng ngành game của Việt Nam vẫn đang đứng ngoài cuộc chơi này.
" alt=""/>Apple sẽ chặn toàn bộ game không phép tại Trung QuốcThêm một số triệu chứng lâm sàng
So với bản cập nhật cuối tháng 4, trong hướng dẫn mới nhất, Bộ Y tế đã bổ sung virus SARS-CoV-2 lây qua đường không khí.
Hiện virus đang biến đổi liên tục tạo ra nhiều biến thể khác nhau làm tăng khả năng lây lan và khó kiểm soát. Trong hướng dẫn mới, Bộ Y tế cập nhật thêm một số triệu chứng lâm sàng bao gồm đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi.
Theo Bộ Y tế, người bệnh Covid-19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng: Từ nhiễm không có triệu chứng tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, hội chứng ARDS, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, nhồi máu phổi, đột quỵ…
Theo hướng dẫn, sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có hội chứng ARDS, bệnh nhân sẽ hết sốt, các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.
Có rất nhiều điểm mới đáng chú ý trong hướng dẫn mới ban hành. Theo đó thay vì đưa toàn bộ bệnh nhân Covid-19 vào một nhóm, bệnh nhân đủ 2 xét nghiệm âm tính mới được ra viện, hướng dẫn mới đã phân nhóm bệnh nhân hợp lý hơn và cho phép bệnh nhân còn dương tính nhưng tải lượng virus thấp, ít nguy cơ lây nhiễm được xuất viện.
Một thay đổi nữa là các ca bệnh dương tính đã được điều trị và đủ tiêu chuẩn xuất viện, nếu có kết quả xét nghiệm tái dương tính thì không phải trở lại bệnh viện điều trị.
Theo dõi và điều trị chung
Theo Bộ Y tế, Covid-19 chưa có thuốc đặc hiệu, điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu. Do vậy, phải chú ý bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ calo và các vitamin thiết yếu cho các người bệnh. Có thể áp dụng một số phác đồ điều trị nghiên cứu được Bộ Y tế cho phép; cần theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh.
Các biện pháp theo dõi và điều trị chung được khuyến cáo: Nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh cần được bảo đảm thông thoáng (mở cửa sổ, không sử dụng điều hòa), có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng phòng bệnh khác như đèn cực tím (nếu có); vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, súc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường; giữ ấm; uống đủ nước, bảo đảm cân bằng dịch, điện giải; thận trọng khi truyền dịch cho người bệnh viêm phổi nhưng không có dấu hiệu của sốc.
![]() |
Trong các biện pháp nói trên, tại sao việc giữ vệ sinh mũi họng lại được đề cập? Bởi trước khi virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập xuống phổi và gây ra các biến chứng nguy hiểm thì chúng phải đi vào mũi, miệng, sinh nôi ở vùng hầu họng, sau một thời gian ủ bệnh mới di chuyển xuống đường hô hấp dưới (phổi, phế quản). Vì thế, nếu bảo vệ tốt "chốt chặn" này bằng cách súc miệng, súc họng sát khuẩn giúp hỗ trợ phòng bệnh.
![]() |
Hiện, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm nước súc họng, nhưng việc chọn lựa loại sát khuẩn phù hợp lại là tiêu chí cần được ưu tiên nhất. Với trẻ nhỏ nên chọn loại sản phẩm riêng biệt dùng theo độ tuổi.
Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên chọn sản phẩm từ công ty dược uy tín trên thị trường, phải được kiểm chứng nghiêm ngặt của các cơ quan kiểm định y tế. Khi sử dụng không kích ứng da và niêm mạc, không gây xót, gây độc tính ngay cả khi uống phải.
Đừng quên áp dụng các biện pháp khác như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, nâng cao sức đề kháng… vì hiệu quả của việc phòng bệnh cần sự phối hợp đồng bộ của tất cả các biện pháp.
An Huy
" alt=""/>Bảo vệ ‘chốt chặn’ hầu họng ngăn virus xâm nhập cơ thể